- Haduyanh Trinh Bay Co So Va Qua Trinh Hinh Thanh Tu Tuong Hcm Haduyanh Trinh Bay Co So Va Qua Trinh Hinh Thanh Tu Tuong Hcm

Tùy Chỉnh

a, cơ sở hình thành tư tưởng HCM:

+ Tư tưởng văn hóa truyền thống của người VN:

-Chủ nghĩa yêu nước, ý chí đấu tranh

-Tinh thần đoàn kết, tương than tương ái

-Lạc quan yêu đời

-Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo.

+ Tinh hoa văn hóa nhân loại: trước khi ra đi tìm đường cứu nước thì HCM đã hấp thụ nền quốc học và hán học vững vàng.

-Văn hóa phương Đông

+ Nho giáo: (ưu điểm:đề cao văn hóa, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân ; nhược điểm: bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp,...)

+ Phật giáo: ( tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, đề cao nếp sống đạo đức, chăm làm điều thiện, coi trọng lao động)

+ Tư tưởng dân chủ của Tôn Trung Sơn(tư tưởng tam dân của Tôn Trung Sơn phù hợp với điều kiện cách mạng nước ta).

-Văn hóa phương Tây:

+ Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây: tư tưởng tự do bình đẳng (trong tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Đại cách mạng Pháp năm 1791); tư tưởng dân chủ về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776.

+ Thiên chúa giáo: Người quan niệm tôn giáo là văn hóa, điểm tích cực nhất của Thiên Chúa giáo là lòng nhân ái.

+ Chủ nghĩa Mác- Lê là thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM.

-cn Mác - Lê quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng HCM.

- quyết đinh cho phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh.

- Tư tưởng HCM là chủ nghĩa Mác- Lê ở VN, là tư tưởng VN thời hiện đại (tư tưởng HCM thuộc hệ tư tưởng Mác- Lê; có tính khoa học sâu sắc và tính cách mạng triệt để.)

+ phẩm chất cá nhân của HCM:

-HCM có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, nhạy bén.

-Sống có hoài bão, có lý tưởng: không ngừng học tập tiếp thu được các giá trị văn hóa nhân loại.

-Tâm hồn của một người yêu nước vĩ đại: sẵn sàng hi sinh vì dân tộc.

b. quá trình hình thành tư tưởng HCM:

- trước 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (hấp thụ văn hóa phương đông và tây, chứng kiến cảnh khổ cực của đồng bào, nảy ra ý định đi tìm đường cứu nước(sang phương tây học hỏi và trở về giúp đồng bào mình)).

- 1911- 1920:thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước giải phóng dân tộc(sang Pháp 1911, sang Anh và Mỹ 1913, tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, gia nhập đảng xã hội pháp năm 1919 gửi yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Véc - Xây vào tháng 8/ 1919,...)

- 1921 - 1930: hình thành cơ bản tư tưởng HCM về CMVN(HCM đã hoạt động thức tiễn và lý luận phong phú bằng cách tích cực tham gia trền các địa bàn của Pháp(1921-1923),Liên Xô (1923-1924),Quảng Châu - Trung Quốc năm 1924 mở lớp huấn luyện cán bộ,1925 xuất bản "bản án chế độ thực dân Pháp",1930 thành lập Đảng CS Việt Nam,..)

-1930 - 1945: thời kỳ thử thách kiên trì giữ vững quan điểm nâng cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản(mâu thuẫn về nhận thức về liên minh các lực lượng cách mạng giữa HCM và quốc tế cộng sản. thời kỳ này Bác đã giữ vững quan điểm cách mạng của mình, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi )

- 1945 -1969: thời kỳ phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc.(thời kỳ Bác và trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta vừa tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân; tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. )