- Nua Dem Doc Truyen Ma Dai Hoc Y Duoc Ha Noi 4

Tùy Chỉnh

Người kể: Phan Anh
Phần 4
Sau khi cụ cố tôi tìm lại được cuốn sổ lưu bút và dần nhận ra được ý nghĩa của giấc mơ đêm hôm qua. Ngày đó, có một trào lưu chơi chữ mà người Pháp đem sang Việt Nam để thể hiện sự sành điệu, đó là chồng ghép các từ lại với nhau để cho ra một cụm từ hoa mỹ. Và điển hình là căn biệt thự mà cụ cố tôi đã ngắm nghía ban nãy. VIL JO LA LIE thực tế là cụm từ được chồng ghép bởi hai từ VILLA JOLIE (Vin la zô li e) có nghĩa là Biệt thự xinh đẹp. Tương tự như vậy, cái tên mà cụ cố tôi đã nhìn thấy trong giấc mơ, Trần Hoa Huấn Anh, thực chất là hai người Trần Huấn và Hoa Anh, hai người văn thư phụ giúp việc hồ sơ sinh viên cho trường Y dược. Tên hai người họ được các sinh viên cùng lớp với cụ cố tôi nhắc đi nhắc lại trong cuốn lưu bút bởi hai người họ lúc nào cũng là tâm điểm của mọi người. Trần Huấn trước đây có mở một tiệm thuốc bắc, nhưng sau một đêm sơ suất để cháy rụi cả quầy hàng. Khoảng thời gian đó, chính phủ Pháp đang thực hiện chính sách Bế quan tỏa cảng, tức là mọi giao thương với các quốc gia khác, mà trọng tâm là Trung Quốc bị khép lại. Đối với Trần Huấn, đó là một sự ép buộc ông ta phải bán nước, đầu quân cho Việt cộng. Bản thân Trần Huấn không phải là một kẻ phản bội, nhưng do đi vào đường cùng nên ông ta bắt buộc phải làm như vậy. Còn Hoa Anh là đứa con gái duy nhất của Trần Huấn, ngày đó khi theo cha mình đi theo Việt cộng, Hoa Anh bị các sinh viên trong trường trêu chọc, một phần là do cô bé có nét đẹp rất hồn nhiên và trong sáng, nhưng cái quan trọng hơn là cô bé có đôi mắt của người Hoa, mọi người cho rằng cô bé không phải là con đẻ của Trần Huấn. Điều này càng làm cho Trần Huấn căm thù người Pháp.
Cụ cố tôi suy nghĩ miên man một hồi, đặt ra giả thiết rất có thể hai người họ có liên quan gì đến cái chết vừa rồi, hoặc là đồng phạm, hoặc là nhân chứng. Mọi thứ như vừa được mở ra trong tâm trí cụ cố tôi, ông lập kế hoạch sẽ theo dõi nhất cử nhất động của hai cha con Trần Huấn. Sáng hôm sau, cụ cố tôi đến trường và gửi một bức thư viết bằng tiếng Pháp với nội dung: Nếu ta bị truy đuổi, chắc chắn cha con ông cũng không thoát được, và gửi cho Trần Huấn. Sau khi Huấn nhận được mật thư thì sững người lại, ngó quanh ngó quẩn rồi giấu bức mật thư vào trong túi áo. Kể từ đó, cụ cố tôi luôn luôn để ý đến Huấn, có những lúc thấy ông Huấn ngồi thẫn thờ, thở dài rồi lắc đầu. Kể cũng lạ, nếu Huấn là đồng phạm, khi nhận mật thư này chắc hẳn ông ta phải lo lắng lắm, phải chạy đi tìm kẻ chủ mưu ngay chứ không trầm tư như thế này. Có khi nào Huấn không phải là đối tượng bị tình nghi. Sau hơn một tháng theo dõi, cụ cố tôi vẫn thấy Huấn đều đặn ở văn phòng làm việc, thái độ chỉ tỏ ra là mệt mỏi chứ không phải lo lắng như suy đoán của ông. Lúc này, cụ cố tôi chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp, thời gian ở lại trong trường cũng không còn dài mà tội ác thì đã bị giấu kín quá lâu rồi, ông đánh liều tiếp cận Trần Huấn, cụ cố tôi đã hỏi thẳng thắn về cái chết của nạn nhân. Trần Huấn lặng thinh một hồi rồi trả lời không biết. Lúc này cụ cố tôi có đưa cho Huấn bức mật thư ngày trc ông gửi cho chàng kiến trúc sư, kèm theo bức tranh vẽ Julianna, cụ cố tôi nói đã biết những việc như thế thì phải giúp những người đã khuất, nếu không, cuộc đời của chính mình và con cháu của mình sẽ mãi mãi chỉ như một đống tro tàn sau vụ cháy lớn mà thôi. Lúc này, Trần Huấn ngước mắt lên nhìn cụ cố tôi, ánh mắt run rẩy, một hồi sau mới cất được tiếng nói, ông ta sợ thế lực của ngài Hiệu trưởng quá lớn, làm sao vài người có thể đánh bật được. Cụ cố tôi bình tĩnh trả lời rằng tôi cũng có thể chết, và hàng ngàn hàng vạn người Việt ngoài kia cũng đã chết bởi bom đạn của Pháp, vậy thì tại sao ông lại sợ chết? Huấn quay ra nhìn con bé Hoa Anh mà nghẹn ngào, tôi không sợ chết, mà tôi sợ con bé Hoa Anh sẽ thế nào nếu như tôi chết. Lúc đó, con bé Hoa Anh chạy lại bên cạnh cụ cố tôi và cha nó nói rằng con cũng không sợ chết, con sợ sống không bằng chết, cha, cha hãy đứng ra làm chứng cho cậu Mathew Đoàn (tên do Việt cộng đặt cho cụ cố tôi) đi, chúng ta hãy tố cáo họ, hãy tìm ra được lối thoát cho mọi người đi cha. Cậu Piere (tên chàng kiến trúc sư người Pháp) dù sao cũng đã đối xử rất tốt với chúng ta, không lẽ cha nhìn gia đình họ như thế mà cha lại im lặng sao? Cụ cố tôi ngồi xuống ngang tầm con bé Hoa Anh, mỉm cười rồi nói con rất dũng cảm và ngước lên nhìn ông Huấn quả quyết rằng không nói nhiều nữa, ông hãy đứng ra làm chứng và cho mọi người được biết ai là thủ phạm. Ông Huấn sợ sệt một hồi lâu rồi trả lời, vậy cậu cho tôi biết tại sao cậu lại nghĩ rằng tôi biết điều gì đó. Cụ cố tôi trả lời ngoài ông là người thân cận nhất với ngôi trường này, thì còn ai hay ra ra vào vào được thoải mái các căn phòng luôn được khóa cửa. Ông Huấn đứng dậy, đi tìm một thứ gì đó rồi đưa cho cụ cố tôi, đấy là hồ sơ bệnh án của nạn nhân, hồ sơ này bị làm giả sau khi nạn nhân chết, và đây mới là bản chính.
Cụ cố tôi ra về, tìm đến các nhà dân người Việt Nam và tuyên truyền về tội ác của gia đình ngài Hiệu trưởng. Tất cả mọi người đều đồng lòng và nhất trí làm một cuộc cách mạng để lên án tội ác của người Pháp. Và đó cũng chính là cuộc Cách mạng Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, nay chính là quảng trường có đài phun nước nằm sát Hàm Cá mập AVALON và phố Đinh Tiên Hoàng thuộc quận Hoàn Kiếm. Cuộc kháng chiến này đã đưa tội ác giết người bịt đầu mối nói riêng của ngài Hiệu trưởng và tội ác cầm quyền nói chung của thực dân Pháp. Nó kéo dài hơn 100 năm, đồng bào hy sinh không biết bao nhiêu xương máu và để rồi kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh, đưa nước Việt Nam ta trở thành một quốc gia độc lập xã hội chủ nghĩa như bây giờ.
Trên đây là toàn bộ câu chuyện diễn ra tại khoa Y Đại học Đông Dương, nay là Đại học Y dược Hà Nội, mình xin khép lại câu chuyện này tại đây, còn một phần nữa là những câu chuyện rùng rợn tại ngôi nhà 138 Hàng Trống, ngôi nhà của đôi vợ chồng chàng kiến trúc sư Piere và cô tiểu thư Julianna mình sẽ trình bày tiếp vào lần sau.