- On Luyen Thi Thpt Quoc Gia Ngu Van Phan Tich Hinh Tuong Song Da

Tùy Chỉnh




Nguyễn Tuân là 1 cây bút văn xuôi xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam – một nghệ sĩ tài hoa uyên bác, cá tính độc đáo và đồng thời cũng là 1 trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Là 1 nhà văn có sở trường về tùy bút, Nguyễn Tuân có công thúc đẩy thể loại này phát triển lên 1 trình độ nghệ thuật cao. Với cái tôi tài hoa phóng túng, vốn tri thức uyên bác, trí tưởng tượng phong phú cùng 1 kho từ vựng giàu có, Nguyễn Tuân đã đem đến cho thể loại tùy bút 1 sức cuốn hút mãnh liệt. Xuất sắc nhất trong số tùy bút của Nguyễn Tuân là tác phẩm "Người lái đò sông Đà" trích từ tập "Sông Đà" (1960). Trong tác phẩm, dòng sông Đà không còn là thiên nhiên vô tri, vô giác mà hóa thành 1 sinh thể sống có linh hồn, tâm trạng, có tính cách và vẻ đẹp độc đáo qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Hoàn cảnh sáng tác

"người lái đò sông Đà" là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng của Nguyễn Tuân tới Tây Bắc xa xôi – 1 chuyến đi không chỉ thỏa mãn khát khao "xê dịch" mà chủ yếu là tìm kiếm chất "vàng" trong thiên nhiên và thứ "vàng mười đã qua thử lửa" trong tâm hồn con người Tây Bắc. Với niềm say mê mãnh liệt và tự hào sâu sắc về vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc, Nguyễn Tuân sáng tạo neenn những trang văn đẹp kì diệu ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên đúc qua hình tượng dòng sông Đà.

Ý nghĩa lời đề từ

Nguyễn Tuân mở đầu thiên tùy bút của mình bằng 2 câu thơ đề từ

-         Câu thơ của nhà thơ Ba Lan: "đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông" gợi mở vẻ đẹp thơ mộng, diễm lệ, trữ tình và cũng là nét tính cách thứ nhất của con sông. Câu thơ còn chứa đựng cảm hứng vinh quanh lao động và vẻ đẹp của người lao động trên dòng sông.

-         Câu thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Bích: "chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu" lại lý giải về nét tính cách thứ 2 của con sông (mọi dòng sông đều chảy về phía Đông, chỉ duy sông Đà lại hướng về phía Bắc). Dòng chảy trái khoáy, ngược đời của con sông đã làm nên tính nét hung bạo, dữ tợn, và đầy ngang ngược. Chính tính cách độc đáo khác thường ấy khiến con sông rất hợp duyên với ngòi bút Nguyễn Tuân – 1 nghệ sĩ cá tính độc đáo, luôn yêu thích những gì gây ấn tượng mạnh mẽ và mãnh liệt.

ð Hai câu thơ đã lý giải cẩm hứng sáng tác và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, đồng thời mở ra 2 tính cách cơ bản của dòng sông – trữ tình và hung bạo

Giới thiệu con sông từ góc độ lịch sử, địa lí

Một đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là luôn vận dụng những tri thức uyên bác của nhiều ngành để khám phá đối tượng từ nhiều góc độ. Trong tùy bút, Nguyễn Tuân sử dụng những kiến thức phong phú về lịch sử, địa lí để cung cấp cho người đọc những hiểu biết về nguồn gốc lai lịch của con sông.

-         Nguồn gốc: sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông – Trung Quốc giữa đường xin nhập quốc tịch Việt Nam

-         Chiều dài: toàn thân là 883 thước mét, riêng Việt Nam đã là 500km

-         Tên gọi: trải qua các thời kí lịch sử, con sông đã nhiều lần đổi tên, ở Trung Quốc con sông có tên là Ly Tiên. Ở Việt Nam, vào thời nhà Trần có tên là Đà Giang. Trong sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi đời Lê con sông có tên là "Bả Biên Giang". Thời kì Pháp thuộc thực dân Pháp đã "bôi đen" con sông bằng sông "đen". Ngày nay con sông có tên là Sông Đà

-         Số lượng con thác: có 73 thác, Nguyễn Tuân kể tên 50/73 con thác của con sông Đà như là Ẻn, Hát Moong, Hát Loong...

Những thông tin trên gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc cho thấy vốn tri thức uyên bác, quá trình lao động nghệ thuật công phu, nghiêm túc và nét nổi bật trong phong cách tùy bút Nguyễn Tuân: Đậm chất ý với những ghi chép, khảo sát tỉ mỉ, cung cấp 1 lượng thông tin phong phú, đáng tin cậy.

Từ góc độ văn học

-         Khắc họa hình ảnh dòng sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật phong phú, tinh tế, sáng tạo cùng những biện pháp nghệ thuật độc đáo như nhân hóa, so sánh, liên tưởng, phóng đại, tương phản,... để làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng, diễm lệ của con sông.

-         Qua ngòi bút tài hòa của Nguyễn Tuân, sông Đà không chỉ là thiên nhiên vô tri vô giác mà đã được nhân cách hóa trở thành 1 con người có linh hồn, tâm trạng, hành động, tính cách. Con sông cũng có quốc tịch, nhập quốc tịch, có khai sinh giống như con người và là 1 người có 2 tính cách rõ ràng, đối lập nhau: hung bạo và trữ tình

Phân tích tính cách hung bạo

Ở tính cách này, Nguyễn Tuân làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội của thiên nhiên sông Đà, nhà văn đã huy động cả 1 kho từ vựng đắt giá cùng hàng loạt các biện pháp nghệ thuật kết hợp với những tri thức uyên bác trên các lĩnh vực khoa học – văn hóa – nghệ thuật để khám phá dòng sông.

Sông Đà hội tụ đủ 4 yếu tố ghê gớm của tự nhiên để làm thành tính cách hung bạo như "kẻ thù số 1" của con người: Đá nhiều, nước lớn, sóng dữ, gió to. Dòng sông có những đoạn dài hàng cây số "nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm" gợi lên hình ảnh một con sông không khi nào bình lặng mà lúc nào cũng trong cơn bão tố dữ dội

-         Vách đá dựng đứng bờ sông

Nguyễn Tuân sử dụng nghệ thuật so sánh, liên tưởng, tưởng tượng để khắc họa hình ảnh dòng sông phía thượng nguồn 2 bên bờ bị thu hẹp lại chẹn lòng sông như 1 cái yết hầu:

·        Hẹp đến mức "con nai, con hổ có thể dễ dàng vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia"

·        Hai bên bờ sông đá "dựng vách thành" cao đến mức "mặt nước sông chỗ ấy đúng ngọ mới có mặt trời" di chuyển did thuyền qua quãng ấy "ngay giữa mùa hè mà cũng thấy lạnh"

·        Tôi đến mức đi qua đó giống như là đang "ngóng vọng lên 1 ngôi nhà cao tầng vừa tắt phụt đèn điện"

Cách miêu tả bằng so sánh, liên tưởng của nhà văn giúp người đọc hình dung hiển hiện trước mắt 1 khúc sông tối hun hhuts, sâu thăm thẳm và lạnh lẽo tới rợn người.

-         Hình ảnh xoáy nước ghê rợn trên sông

Trước hết, nhà văn sử dụng những thủ pháp văn học đặc sắc để khắc họa nổi bật sự ghê rợn của xoáy nước sông Đà

·        Nhà văn so sánh xoáy nước "giống như những chiếc giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu"

·        Liên tưởng tiếng "nước thở và kêu như miệng cái cống bị sặc". Ở chỗ xoáy nước bị chẹn lại, vang lên những tiếng "ặc ặc như vừa rót dầu sôi vào"

·        Nhà văn phân hóa xoáy nước, đặc biệt là những xoáy ngầm như những cái bẫy chết người chỉ chờ để rình lôi tuột những bè gỗ nghênh ngang đi vô ý xuống đáy sông và dìm chết những con thuyền không may sa vào đó

Bên cạnh đó, nhà văn còn sử dụng những kỹ xảo điện ảnh điêu luyện, tưởng tượng và nhập vai 1 nhà quay phim táo bạo ngồi trên con thuyền thúng trượt xuống dưới đáy sông rồi từ đó lại ngược ống kính lên ghi lại sống động sự dữ dội của xoáy nước sông Đà.

Nhà văn tưởng tượng con thuyền xoay tít bên trên là thành giếng xây toàn bằng nước sông cảm giác như nước sắp vỡ tan và đổ ụp vào máy quay, người quay và cả người xem. Những thước phim truyền ấn tượng sinh động khiến những người xem phải ghì lấy mép ghế như "ghi vào mép 1 chiếc lá rừng bị vứt vào cốc pha la nước khổng lồ vừa rút lên cây gậy đánh phèn"'

-         Hình ảnh thác đá dữ dội

Sự dữ dội của thác đá sông Đá được biểu hiện trước hết qua âm thanh phong phú. Qua nghệ thuật nhân hóa của nhà văn, thác đá giống như 1 con người có tâm trạng, thái độ phong phú phức tạp. Từ xa đã nghe thấy tiếng nước réo rắt vang lên đủ giọng điệu "tiếng nước thác nghe như oán trách gì rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo". Đến gần chân thác, nước đột ngột chuyển thành tiếng gầm thét dữ dội "nó rống lên như 1 ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầy rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu cháy bùng bùng". Câu văn sử dụng hàng loạt liên tưởng độc đáo sáng tạo sự tài hoa của nhà văn được thể hiện qua việc dùng những hình ảnh, sự vật có tính chất đối lập tương phản đẻ khắc họa về đối tượng đó là dùng lửa để tả nước, dùng hifnh ảnh làm nổi bật âm thanh. Câu văn đã dựng lên trước mắt ta 1 bối cảnh hùng trắng với những kĩ xảo tuyệt mĩ để làm nổi bật sự dữ dội, hùng vĩ của sông Đà.

Sự dữ tợn của tác đá sông Đá còn biểu hiện qua những hình ảnh sống động. Ở đoạn này, nhà văn sử dụng những tri thức phong phú của các lĩnh vực địa lí, quân sự, võ thuật kết hợp với những thủ pháp xa – gần của nghệ thuật điện ảnh để chuyển tải sống động về hình ảnh thác đá trên sông.

·        Quan sát cận cảnh: Thác đá được nhân hóa sống động, có hòon

Tư thế sinh động như những quân đá, tướng đá đang ẩn nấp mai phục chờ thuyền để tiêu diệt

Diện mạo phong phú "hòn đá nào cũng ngỗ ngược, cũng nhăn nhúm méo mó"

Sắc thái đa dạng, lúc thì oai phong bệ vệ, khi thì khiêu khích thách thức, đến lúc thua trận thì tiu nghỉu cái mặt xanh lè vì thất vọng.

·        Quan sát viễn cảnh: cả dòng sông giống như 1 thạch trận được thần sông sắp đặt tinh vi

-         Chia thành 3 tuyến công – thủ chặt chẽ

Hàng tuền vệ có nhiệm vụ dụ con thuyền đi sâu vào để tuyến 2 đánh rồi phối hợp với tuyến 2 "khuýp quật vu hồi"

Nếu con thuyền vẫn vượt qua thì nhiệm vụ còn lại của tuyến 3 là dùng boong ke chìm và pháo đài đá nổi để phá hủy con thuyền

-         Dòng sông dàn bày 3 trùng vi thạch trận

(1)            Dòng sông dàn bày 5 cửa trận 4 của tử 1 cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn dòng sông

(2)            Tăng số cửa tử, đột ngột đẩy cửa sinh sang bờ hữu ngạn dòng sông

(3)            Số lượng cửa đều giảm xuống nhưng mức độ nguy hiểm lại tăng lên khi hai bên đều là luồng chết chỉ có 1 luồng sống đuy nhất nằm ngay sau những hòn đá hậu vệ của con thác

·        Nhận xét: Qua nghệ thuật nhân hóa tài tình của Nguyễn Tuân: nước, đá vô tri đã hóa thành những đội quân hung hãn đầy mưu mô xảo quyệt như những "kẻ thù số 1" của con người. Dòng sông còn tung ra những thế đánh, miếng võ nham hiểm như đánh vu hồi, hồi lung, đòn tỉa, đòn âm quyết tiêu diệt con thuyền và ông lái đò. Ở tính cách hung bạo, sông Đà chính là dòng sông của câu đồng dao huyền thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh, "núi cao sông hãy cồn dài – năm năm báo oán đời đời đánh ghen"

Phân tích tính cách trữ tình

Khắc họa tính cách này, Nguyễn Tuân muốn làm nổi bật vẻ đẹp thơ mộng diễm lệ của sông Đà. Là 1 nhà vân luôn tiếp cận đối tượng từ góc độ văn hóa thẩm mĩ trong tùy bút, Nguyễn Tuân đã vận dụng những tri thức phong phú của ngành văn hóa nghệ thuật như lịch sử, địa lí, hội họa, điện ảnh, thi ca vào khám phá dòng sông

-         Vẻ đẹp vóc dáng

Nguyễn Tuân là 1 nhà văn say mê cái đẹp của những áng tóc mây thiếu nữ. Trong tùy bút này, nhà văn đã 2 lần so sánh vóc dáng dòng chảy của sông Đà với những áng tóc dài tha thướt "sông Đà như 1 áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải" và "sông Đà tuôn dài như 1 áng mây trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban – hoa gạo tháng 2 và cuồn cuộn mùi khói núi Mèo đốt nương xuân"

Nhà văn còn nhân hóa con sông trở thành 1 giai nhân kiều diễm đem vẻ đẹp của mình để tô điểm cho cả 1 vùng non nước bao la bằng áng tóc dài ngàn vạn sải. Mái tóc ấy như không có tận cùng bở "đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc" và vẻ đẹp huyền ảo khi chở mình trên những không gian đầy sắc hoa hương khói vùng cao. Mái tóc ấy được tô điểm bởi sắc trắng của hoa ban, sắc đỏ thắm tươi rực rỡ của hoa gạo hòa quyện với sương khói mây mù dày đặc của đất trời miền Tây

-         Vẻ đẹp màu nước

Trước hết, nhà văn đã kiên quyết bác bỏ và bất bình trước cái "tên Tây láo lếu" mà "thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực đen vào" và gọi là sông đen. Thái ddoooj ấy của Nguyễn Tuân không chỉ cho thấy tình yêu say đắm với thiên nhiên, đất nước mà còn giúp ta hiểu được ý thức tự hào, tự tôn dân tộc trong nhà văn

Bằng khả năng quan sát tỉ mỉ và cảm nhận tinh tế, nhà văn đã năm bắt được các sắc độ biến ảo của màu nước sông Đà theoe mùa. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ giàu chất liệu hội họa cùng với những liên tưởng độc đáo để diễn tả vẻ đẹp kì ảo của màu nước sông Đá

·        Mùa xuân: nước sông Đà "xanh 1 dòng xanh ngọc bích" trong treo, xanh biếc như sắc ngọc quý

·        Mùa thu: khi những cơn mưa lũ đổ về, nước chuyển sắc trở nên "lừ lừ chín đỏ như da mặt của 1 người bầm đi vì rượu bữa", "lừ lừ cái màu đỏ giận dữ của 1 người bất mãn bực bội gì"

Việc so sánh sắc nước với sắc mặt và tâm trạng con người khiến dòng sông như còn linh hồn, tâm trạng

·        Có nắng mang vẻ tươi sáng "cả dòng sông sáng lên 1 thứ nắng thứ 3 Đường thi: ' Yên hoa tam nguyện há Dương Châu '". Mặt nước sông xanh biếc, trong trẻo, sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Cách miêu tả của nhà văn khiến dòng sông vừa mang vẻ đẹp đường thi cổ kính lại vừa thấm đẫm chất thơ.

-         Vẻ đẹp triền sông

Bờ sông mang vẻ đẹp cổ kính, tĩnh lặng, nguyên sơ "cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý đời Trần – Lê, quãng sông này cũng lặng tờ như thế mà thôi". Một không khí cổ xưa bao trùm leenn  cả không gian mênh mông lẫn thời gian dằng dặc. Khung cảnh mở ra như ở trong 1 thế giới cổ tích êm đềm tĩnh lặng và hoang sơ như thuở không dấu chân người "bờ sông hoang dại như 1 bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như  1 nỗi niềm cổ tích cổ xưa"

Sử dụng ngônn ngữ giàu chất hội họa để vẽ lên 1 khung cảnh tươi đẹp như 1 thế giới huyền thoại: những thảm cỏ tươi non đẫm sương đêm, những đàn huơu nai ngơ ngác, từng đàn chuoofn chuồn bươm bướm bay lượn trên sông, "những đàn cá dầm xanh quẫy vọt trên sông phơi bụng trắng như bạc rơi thoi". Nhà văn còn sư dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, dùng những âm thanh mơ hồ xa xăm huyền ảo để nhấn mạnh sự tĩnh lặng vô biên của cảnh vật

Bên cạnh đó, nhà văn còn sử dụng nhiều ngôn ngữ giàu chất thơ và nhạc để làm nổi bật vẻ đẹp trữ tình mơ mộng của con sông. Điệp khúc toàn vần bằng của những câu văn có cấu trúc trùng điệp như những "thuyền tôi tôi... thuyền tôi trôi... thuyền thôi trôi", "và con sông... và con sông" không chỉ gợi lên âm điệu của mái chèo, nhịp luân chuyển của con thuyền, dòng nước mà còn làm nổi bật vẻ êm đềm của dòng sông. Ngoài ra, nhà văn còn trích dẫn những câu thơ xen văn xuôi để đem lại sự hữu tình thấm đẫm cchaats thơ cho khung cảnh "dải sông Đà bọt nước lênh đênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình"

NGHỆ THUẬT

Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân cho thấy 1 cái tôi tài hoa độc đáo, vốn tri thức uyên bác trên nhiều lĩnh vực, vốn từ phong phú, sáng tạo, vận dụng nhiều biện pháp nghệ thuật so sánh, liên tưởng, liệt kê, lặp và đặc biệt là nhân hóa đa dạng khiến con sông mang linh hồn, tâm trạng, tính cách của nhiều con người khác nhau: lúc hung bạo thì như kẻ thù số 1 của loài người, khi lại trữ tình, nó như  1 giai nhân kiều diễm làm say đắm lòng người, tình tứ như  1 tình nhân, thân thiết như 1 cố nhân, như tri âm tri kỉ với con người.

Bên cạnh đó, tác phẩm còn tiêu biểu cho vẻ đẹp đặc sắc trong phong cách tuyf bút Nguyễn Tuân rất giàu yếu tố truyện với cốt truyện nhân vật, tính cách, mang đậm chất kí với những ghi chép tỉ mỉ và lượng thông tin phong phú chính xác. Đồng thời cũng rất giàu trữ tình với ngôn từ đẹp mượt mà tinh tế, giàu chất thơ và giá trị biểu cảm.

KẾT LUẬN

Sông Đà với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, dữ đội vừa thơ mộng trữ tình, xứng đáng là 1 công trình tuyệt mĩ của tự nhiên. Nguyễn Tuân với 1 quá trình lao động xuất sắc của mình cùng vốn tri thức uyên bác đã "tái tạo lại kì công của tạo hóa".

Tùy bút "người lái đò sông Đà" xứng đáng là 1 kiệt tác của Nguyễn Tuân, hội tụ toàn bộ vẻ đẹp đặc sắc trong phong cách nghệ thuật nhà văn. Bằng tài năng nghệ thuật và tình yêu say đắm với non sông Việt Nam, Nguyễn Tuân đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết lí thú, bổ ích về dòng sông và bồi đắp cho mỗi chúng ta niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước thiết tha.