- On Luyen Thi Thpt Quoc Gia Ngu Van So Sang Mi Voi Lien

Tùy Chỉnh

Diễn biến tâm của Mị khi nghe tiếng sáo diễn biến tâm trạng của Liên khi chứng kiến cảnh đoàn tàu ngang qua phố huyện

A. Đặt vấn đề

Vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn và khát khao hạnh phúc, sự đổi đời của người phụ nữ lao động Việt Nam là nguồn cảm hứng sáng tác dạt dào cho các nhà văn và đã ghi lại nhiều tác phẩm thành công xuất sắc ở đề tài này. Trong đó không thể không nói tới nhân vật Mị trong tác phẩm "vợ chồng A Phủ" sáng tác năm 1952 của nhà văn cách mạng Tô Hoài và nhân vật Liên trong tác phẩm "hai đứa trẻ" của nhà văn lãng mạn Thạch Lam sáng tác năm 1938. Hai tác giả thuộc hai khuynh hướng sáng tác khác nhau, hai nhân vật được khắc hoạ trong bối cảnh khác nhau, Liên phản chiếu những kiếp sống quẩn quanh bế tắc ở vùng đồng bằng, còn Mị phản chiếu số phận người phụ nữ lao động ở vùng núi Tây Bắc dưới chế độ quan lang. Hai tác phẩm hai tác giả đã cùng gặp nhau ở việc khám phá nổi bật số phận và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của nữ giới.
Nhưng mỗi tác giả lại có những khám phá sáng tạo riêng độc đáo để đem lại vẻ đẹp đặc sắc cho mỗi nhân vật. Những điểm tương đồng và khác biệt ấy được thể hiện qua diễn biến tâm lí của Mị khi nghe tiếng sáo và diễn biến tâm trạng của Liên khi chứng kiến cảnh đoàn tàu ngang qua phố huyện.

B. Giải quyết vấn đề

I. Khái quát
- Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm, 2 bối cảnh nghệ thuật (đề Mị - Liên)

• Nhận xét: Sáng tạo ra 2 bối cảnh truyện cũng là hai tình huống truyện đặc sắc, để từ đó khám phá nổi bật vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn nhân vật, chủ đề tư tưởng, giá trụ nhân văn nhân đạo.

II. Phân tích

1. Phân tích nhân vật Mị khi nghe tiếng sáo (đề V và đề phân tích - II.2)

2. Phân tích nhân vật Liên khi chứng kiến cảnh đoàn tàu

2.1 - KQ
Giới thiệu về nhân vật Liên (I.2 đề phân tích nhân vật Liên)

* Nhận xét: Vẻ đẹp phong phú tinh tế đầy sức sống và chất thơ trong tâm hồn nhân vật được khám phá nổi bật qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên khi chứng kiến cảnh đoàn tàu đi ngang phố huyện (phần cuối tác phẩm)


2.2 - DBTT của Liên khi chứng kiến cảnh đoàn tàu (II.3 - đề PTNV Liên)

3.  So sánh

3.1 - giống

a - Nội dung

Cùng  biểu hiện vẻ đẹp phẩm chất tâm  hồn, thế giới nội tâm phong phú, tinh tế, tâm hồn đầy sức sống, khát vọng sống cũng như tình yêu cuộc sống.

Cũng cho thấy khát khao đổi thay, những mong ước hướng đến 1 cuộc sống tươi sáng, tốt đẹp hạnh phúc và có ý nghĩa.

Đều cho thấy tấm lòng nhân đạo của nhà văn, tư tưởng nhân văn của tác phẩm:

- Trân trọng, đồng cảm với những mơ ước khát vọng đẹp đẽ của con người

-  Khám phá, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn đáng quý của con người

- Thế hiện tình yêu thương và niềm tin vào con người, khả năng đổi đời.


b - Nghệ thuật

Đây đều là những chi tiết nghệ thuật sáng tạo giàu giá trị thẩm mị, chứa đựng ý nghĩa biểu tượng sâu sắc (mơ ước, khát vọng cuộc sống tự do, hạnh phúc tốt đẹp của con người).

Đều là những phương tiện nghệ thuật để khám phá nổi bật vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn nhân vật.

Đều là yếu tố của ngoại cảnh tác động tới nội tâm nhân vật, làm thay đổi và khơi dậy những ước mơ,thức tỉnh những khát khao đổi đời.

Đều cho thấy tài năng sáng tạo nghệ thuật, xây dựng tình huống tryện và phân tích tâm lí nhân vật 1 cách tinh tế

Đều giúp tác giả phô diễn tài năng nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật đẹp mượt mà, tinh tế giàu giá trị tạo hình và biểu cảm.

Đều là những chi tiết nghệ thuật quan trọng làm nổi bật vẻ đẹp đầy chất thơ của mỗi tác phẩm.

Đều là những chi tiết xuất hiện ở thời điểm hiện tị nhưng có sức gợi về quá khứ tươi đẹp ngọt ngào, hạnh phúc. 

( - Mị: Thanh xuân tươi đẹp hạnh phúc với bao mơ ước khát vọng sức sống

- Liên: Tuôi thơ ở Hà Nội với cuộc sống đầy ắp ánh sáng niềm vui hạnh phúc. )


Từ đó khơi dậy những mơ ước hi vọng về 1 cuộc sống tương lại tốt đẹp, khao khát được sống hạnh phúc mà có ý nghĩa ( Nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm)

3.2  - Khác

a - Mị

- Là 1 người phụ nữ trưởng thành có gia đình đã từng trải qua quá khứ hạnh phúc êm đềm của tuổi xuân liền những tháng ngày tủi nhục đắng cay của kiếp làm dâu gặt nợ. 

- Là nhân vật tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ miền núi trong chế độ quan lang

- Tiếng sao xuất hiện ở vị trí giữa câu chuyện vào gia đoạn bi thảm và bế tắc nhất của cuộc đời Mị, khi Mị phải làm nô lệ, phải sống không bằng trâu ngựa.

- Tiếng sáo xuất hiện vào buổi đêm, vào thời khắc đẹp nhất mỗi năm: Đêm tình mùa xuân ở vùng cao Tây Bắc:

* Biểu tượng cho sự tự do, cuộc sống tự do, khát vọng hạnh phúc gắn liền với suốt quá trình hồi sinh của Mị

* Qua âm thanh nhà văn tập trung khám phá sự hồi sinh bên trong tâm hồn con người tưởng như chỉ là một cái xác không hồn và khẳng định sức sống tiềm tàng mãnh liệt không bao giờ bị mất đi.

* Mang đậm nét bản sắc của vùng cao.


b - Liên

- Là 1 cô gái mới lớn sớm trưởng thành do hoàn cảnh riêng của gia đình xong ở Liên vẫn có sự đan xem giữa tính cách trẻ con và người lớn. Liên từng đuợc sống quãng tuổi thơ hạnh phúc êm đềm ở Hà Nội, giờ đây đang phải trải qua cuộc sống tù đọng, bế tắc ở phố huyện nghèo.

- Liên mặc dù không có số phận bi kịch như Mị nhưng cũng tiêu biểu cho bao số phận con người đang bị đày đọa trong 1 cuộc sống tù đọng, bế tắc, quẩn quanh không hạnh phúc, niềm vui, tương lai và không có ý nghĩa.

- Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện ở cuối tác phẩm vào thời điểm kết thúc của 1 ngày và mọi ngày đều thế, nhưng nó chỉ tồn tại trong khoảnh khắc ngắn ngủi.

* Là biểu tượng cho những mơ ước, khát vọng đẹp đẽ, 

* Là hình ảnh của 1 cuộc sống, tương lai tươi sáng hạnh phúc có niềm vui và ý nghĩa

*  Thể hiện sự nâng niu trân trọng những khát vọng, mơ ước đổi đời tuy mơ hồ nhỏ bé nhưng đẹp đẽ trong tâm hồn con người.


C. KTVĐ