- Pt Nguon Goc Gtri Thang Du Qua Do Rut Ra Y Nghia Cua Ql Sx Gtri Thang Du Pt Nguon Goc Gtri Thang Du Qua Do Rut Ra Y Nghia Cua Ql Sx Gtri Thang Du

Tùy Chỉnh

Câu 1:

Phân tích nguồn gốc giá trị thặng dư qua đó rút ra ý nghĩa của quy luật sản xuất giá trị thặng dư

(Phân tích nguồn gốc giá trị thặng dư,rút ra ý nghĩa của quy luật này?)

Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn

hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá

trị thặng dư.

Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao

động. Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung

của tư bản.

Quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hóa sức lao động và tư liệu sản xuất để

sản xuất giá trị thặng dư có hai đặc điểm: một là, công nhân làm việc dưới sự

kiểm soát của nhà tư bản; hai là, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.

Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao

động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. C. Mác viết:

"Bí quyết của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở chỗ tư bản chi phối

được một số lượng lao động không công nhất định của người khác"

Nếu quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa là quy luật giá trị thì quy

luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là quy luật giá trị thặng dư.

Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản bởi

vì nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời

sống kinh tế của xã hội tư bản. Không có sản xuất giá trị thặng dư thì không có

chủ nghĩa tư bản. Theo C. Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối

của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư

bản: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai

cấp công nhân

Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Với

mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh

tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ

suất giá trị thặng dư cao hơn.

Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất

phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao, mâu

thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản

chủ nghĩa ngày càng gay gắt.

Tất cả những yếu tố đó đưa xã hội tư bản đến chỗ phủ định chính mình.